Ukraine nói đã phá hủy 6 máy bay Nga trong đợt tập kích ồ ạt bằng UAV
Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết cà phê là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất. Tổng lượng xuất khẩu gần 800.000 tấn, tương đương kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 44% về lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số xuất khẩu kỷ lục của ngành cà phê VN.Quỹ ngoại Phần Lan hợp tác góp vốn cùng Chứng khoán DNSE
Từ vụ việc nam thanh niên bị ngừng tim trước vạch đích trong 1 giải chạy bộ, Đạt rút ra được nhiều bài học cho bản thân. “Chạy bộ nói riêng và thể thao nói chung là một quá trình dài tính bằng năm nên mình có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập luyện tốt, ăn uống, nghỉ ngơi khi tham gia một giải chạy nào đó. Trong giải mình luôn lắng nghe cơ thể, điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp, tránh chạy quá nhanh để không xảy ra tình trạng kiệt sức”, Đạt chia sẻ.
Ca sĩ Thanh Ngọc tiết lộ sự thay đổi sau khi lấy chồng bác sĩ
Với chương trình ưu đãi, giảm giá từ các nhà phân phối cùng hàng loạt mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường… ô tô nhập khẩu đang cho thấy sức hút lớn hơn xe lắp ráp trong nước vốn không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách như giai đoạn cuối năm 2024.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1.2025 các thành viên thuộc VAMA đã bán ra thị trường tổng cộng 18.893 xe ô tô các loại, giảm 40% so với tháng cuối năm 2024. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước cũng như xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đạt mức trên 9.000 xe, tuy nhiên sau bước chạy đà doanh số cho năm 2025, lợi thế đang tạm nghiêng về phía ô tô nhập khẩu.Cụ thể, theo VAMA doanh số bán xe lắp ráp trong nước trong tháng 1.2025 chỉ đạt 9.120 xe, giảm 29%; trong khi doanh số bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm tới 48% so với tháng 12.2024 nhưng vẫn đạt mức 9.773 xe bán ra. Qua đó, tiếp tục vượt xe lắp ráp trong nước về doanh số bán hàng. Tính từ năm ngoái đến nay, đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của TC Motor và VinFast.Điều này xuất phát từ việc ô tô lắp ráp trong nước đã không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ (theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024). Trong khi đó, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu lại được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.Bên cạnh đó, việc một bộ phận khách hàng mua ô tô tại Việt Nam chuộng xe nhập khẩu cũng góp phần giúp xe nhập nắm ưu thế. Đơn cử như trường hợp của mẫu MPV - Mitsubishi Xpander có cả bản lắp ráp trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên các phiên bản Xpander nhập khẩu vẫn đạt doanh số cao hơn. Cụ thể, trong tổng số hơn 800 xe Mitsubishi Xpander bán ra tại Việt Nam trong tháng 1.2025 có tới 667 xe thuộc các phiên bản nhập khẩu từ Indonesia.Ngoài ra, sự thay đổi về chương trình ưu đãi từ các thương hiệu ô tô cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về doanh số giữa ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Toyota Việt Nam (TMV) trong tháng 1.2025 những mẫu xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Toyota Vios, Veloz Cross… không còn được hãng áp dụng ưu đãi, trong khi đó riêng mẫu xe nhập khẩu - Toyota Yaris Cross vẫn được hãng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Kết quả, trong tháng 1.2025 Yaris Cross đã vượt qua Vios, Veloz Cross để trở thành mẫu xe Toyota bán chạy nhất Việt Nam.Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu vẫn đang được nhà phân phối "mạnh tay" giảm giá bán, thậm chí một số mẫu mã đời 2024 còn được các đại lý "đại hạ giá" để xả hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một loạt mẫu mã mới, đặc biệt là các mẫu xe đến từ Trung Quốc đang rục rịch được trình làng. Do đó, nếu không có chính sách ưu đãi hấp dẫn, xe lắp ráp trong nước sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn và có thể bị ô tô nhập khẩu bỏ xa về doanh số.Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2025, đã có tổng cộng 7.226 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch đạt hơn 163 triệu USD. Đáng chú ý, lần đầu tiên số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vượt Thái Lan để chiếm vị trí thứ 2 trong số những quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang Việt Nam tháng 1.2025. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 2.595 xe ô tô các loại từ Trung Quốc, với giá trị đạt 72,7 triệu USD, tăng tới 37,66% về lượng và tăng tới 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Bản dựng Duke Nukem 3D: Reloaded năm 2011 bất ngờ được tung lên internet
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của các em học sinh với phần ăn sáng miễn phí xôi, bánh mì hoặc bánh mặn, lúc "sang" có thêm hộp sữa ở tủ bánh 0 đồng đặt trước cổng trường nhận hàng ngàn lượt yêu thích của cư dân mạng.Từng là nhà hảo tâm quyên góp đều đặn cho tủ bánh mì 0 đồng của thầy giáo Vũ Văn Tùng (H.Ia Pa, Gia Lai) giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số ấm bụng ngồi học, chị Lê Thị Kiều (33 tuổi) đã mở tủ bánh 0 đồng đặt tại Trường TH - THCS Kpă Klơng (xã Ia Kdăm, H.Ia Pa, Gia Lai) từ năm 2021.Những ngày đầu, chị Kiều chuẩn bị 150 phần ăn sáng chủ yếu từ tiền túi và bạn bè thân quen. Tủ bánh mở được 1 lần/tuần vì kinh phí hạn hẹp. Được sự giúp đỡ ngược lại của thầy Tùng cùng nhà hảo tâm khắp nơi, đến nay, tủ bánh này cung cấp 250 phần ăn sáng vào thứ hai và thứ năm hằng tuần cho học sinh khó khăn.Mỗi phần ăn sáng chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng nên tổng chi phí một bữa sáng cho các em dao động 1.000.000 - 1.250.000 đồng. "Ở đây hầu hết là trẻ em người đồng bào, ngày nào phát bánh là các em đi học từ sáng tinh mơ xếp hàng chờ nhận rồi nhảy chân sáo cười hạnh phúc khiến tôi rất xúc động", chị Kiều nói.Dù 7 giờ mới vào học, nhưng từ 5 giờ 30 các em đã có mặt chờ sẵn. Những ngày mưa lạnh, các em đến trễ hơn 15 phút, nhưng chỉ sau 30 phút là tủ bánh sạch trơn. Ông Nguyễn Minh Phúc, bảo vệ trường phụ phát bánh, tâm sự chứng kiến các em học sinh quần áo dính đất đỏ lem nhem, có em không có dép mang hay mang đôi dép tổ ong mòn hết đế mừng rỡ nhận phần ăn sáng rất thương. "Một số em tới trễ hết bánh nhìn thấy tội lắm", ông nói.Ngày đầu mở tủ bánh, học sinh tới đông, chị Kiều và bác bảo vệ phải liên tục nhắc, hướng dẫn các em xếp hàng, nói cảm ơn bằng tiếng Kinh. Đến nay, hoạt động đi vào quy củ, các em không ai bảo ai, sáng sớm chạy thật nhanh đến trước tủ bánh, lễ phép chào hỏi, xếp hàng chờ tới lượt.Mỗi lần nhìn các em ăn ổ bánh mì, hộp xôi ngon lành, chị Kiều lại nhớ về khoảng thời gian ấu thơ khi gia đình còn khó khăn, chị đã mừng rỡ và ngấu nghiến ăn hết phần của mình khi được ai cho gì đó. Ngoài bữa sáng, dịp tết, trung thu, quốc tế thiếu nhi, cô gái 33 tuổi cùng bạn bè chuẩn bị thêm những phần quà là nhu yếu phẩm hoặc quà bánh khác để khuyến khích các em đi học đều hơn.Thầy Trần Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng Trường TH - THCS Kpă Klơng, cho biết trường có nhiều em học sinh là hộ nghèo, cha mẹ các em đi làm ăn xa ở Đồng Nai hoặc hái cà phê thuê ở Đắk Lắk nên sáng dậy các em không ăn sáng, tự đến trường. Từ ngày có tủ bánh, các em đi học đều hơn, nhiều hơn, sớm hơn thường lệ."Trong 250 phần ăn sáng chị Kiều chuẩn bị, nhà trường nhờ cô giáo chuyển 30 phần lên điểm trường ở làng Plơi H'Bel có 30 em lớp 1, lớp 2 - nơi đa số các em là hộ nghèo, để các em đi học đầy đủ; còn 220 phần ở điểm trường chính. Một số em tới trễ hết phần thấy cũng thương, rất mong sẽ có thêm 70 - 100 phần nữa để các em nhà khó khăn có bữa sáng ấm bụng trước giờ vào lớp", thầy Tuấn chia sẻ.